Khi bị mắc bệnh sởi bệnh nhân có thể gặp những biến chứng nào?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp. Mỗi năm, trên thế giới có khoảng 20 triệu bệnh nhân. Đặc biệt, bệnh gây nên những biến chứng nguy hiểm mà mọi người còn chủ quan

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp

Sởi là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra và rất dễ lây qua đường hô hấp

Tìm hiểu bệnh sởi là gì?

Bệnh sởi được coi là bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus Paramyxoviridae. Căn bệnh này thường xuất hiện và vào thời điểm mùa đông, mùa xuân và thường gặp ở trẻ em. Tuy nhiên, cũng có thể  xuất hiện ở người lớn, nếu không ngăn ngừa kịp thời khả năng gây thành dịch sẽ rất cao.

Bệnh sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Chúng thường lây qua đường không khí, do đó khả năng bùng phát thành dịch rất cao. Đặc biệt là với những người có tỷ lệ miễn dịch thấp.

Khi bị mắc bệnh sởi bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như nào?

Để có thể phát hiện kịp thời khi mắc bệnh sởi, bạn cần phải lưu ý những dấu hiệu mà bất cứ ai cũng gặp phải khi mắc bệnh sởi sau:

  • Người mắc bệnh sởi thường có các triệu chứng như: Sốt, phát ban, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mũi.
  • Thời gian ủ bệnh của sởi thông thường từ 12 – 14 ngày, thậm chí có thể kéo dài đến 21 ngày. Đặc biệt, sởi có thể lây truyền từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn khởi phát đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban. Lúc này,  ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban.
  • Khi bệnh sởi bắt đầu khởi phát, bệnh nhân thường có biểu hiện: sốt cao, viêm kết mạc, viêm long đường hô hấp trên, viêm thanh quản cấp. Có một số bệnh nhân sẽ xuất hiện các ở miệng. Sau khoảng 3 đến 4 ngày, ban bắt đầu xuất hiện. Các nốt phát ban sởi có dạng dát sẩn có màu hồng và xuất hiện lần lượt từ sau tai, trán, xuống vùng ngực đến lưng, rồi xuống đùi và cuối cùng là bàn chân. Khi chúng biến mất sẽ để lại vảy để lại vết thâm trên da.

Nếu mọi người có những biểu hiện trên nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xét nghiệm và điều trị bệnh một cách tốt nhất.

Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội năm 2020

Tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội năm 2020

Những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe từ bệnh sởi  là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, sởi là bệnh có tiến triển rất nhanh, nặng và dễ gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch còn non yếu. Những trẻ có cơ địa suy dinh dưỡng hoặc bị những bệnh nền như bệnh tim bẩm sinh, bệnh phổi mạn tính hay những bệnh suy giảm hệ miễn dịch thì việc mắc sởi là điều khó tránh khỏi.

Bệnh sởi rất nguy hiểm thậm chí là dẫn đến tử vong cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong năm 2017, cả thế giới có 110.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong do sởi. Trong đó, 95% trẻ tử vong xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém.

Những biến chứng nguy hiểm mà trẻ bị bệnh sởi dễ gặp phải như:

  • Tiêu chảy hoặc ói mửa: Thông thường, tình trạng tiêu chảy do biến chứng bệnh sởi là nguy hiểm và nghiêm trọng hơn rất nhiều so với tiêu chảy cấp do virus thông thường gây ra.
  • Viêm phổi: Tỷ lệ trẻ nhiễm sởi gặp phải biến chứng viêm phổi là khoảng 1/20 trẻ mắc bệnh. Khi gặp biến chứng này, trẻ có thể khó thở, sốt rất cao.
  • Viêm thanh quản:Thường xuất hiện ở giai đoạn khởi phát của bệnh, gây đau họng, khó thở do co thắt thanh quản. Có những trường hợp bội nhiễm do biến chứng của sởi khiến người bệnh sốt cao, khản tiếng, khó thở, tím tái…
  • Loét giác mạc có thể khiến trẻ nhìn mờ hay mù lòa: Biến chứng này có thể xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A. Đặc biệt, đối với trẻ ở những vùng có đời sống khó khăn, thiếu cơ sở y tế (ở châu Phi, sởi là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa).
  • Viêm tai giữa: Là biến chứng thường gặp của người bị sởi, tỷ lệ xảy ra là khoảng 1/10 trẻ mắc bệnh sởi.
  • Viêm não: Tỷ lệ trẻ mắc bệnh sởi bị viêm não chiếm khoảng 1/1.000 trường hợp. Viêm não là một biến chứng rất nguy hiểm và để lại di chứng nặng nề. Trẻ gặp biến chứng này có thể bị hôn mê, co giật… gây tử vong hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não, thể chất với trẻ còn sống sót.
  • Viêm màng não: Trẻ nhiễm bệnh sởi có thể bị viêm màng não thanh dịch hoặc viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính và hoàn toàn có thể phòng ngừa. Nên cho trẻ tiêm phòng vắc-xin đầy đủ và đúng lịch. Khi có những bất thường gì nên đến cơ sở gần nhất để được thăm khám kịp thời.