Bệnh nhân bị rối loạn Lipit máu cần có chế độ ăn như thế nào?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Rối loạn lipid máu có thể dẫn tới một số bệnh lý nguy hiểm như xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, viêm tụy, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,… Điều chỉnh lối sống trong đó bao gồm thay đổi chế độ ăn cho người rối loạn lipid máu đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả tình trạng này

Rối loạn lipid máu là một quá trình chuyển biến sinh học, xảy ra sau một thời gian dài

Rối loạn lipid máu là một quá trình chuyển biến sinh học, xảy ra sau một thời gian dài

Rối loạn lipid máu là gì?

Lipid máu là một thành phần quan trọng trong cơ thể, giúp cơ thể phát triển bình thường, khỏe mạnh. Các loại lipid máu bao gồm: LDL, HDL và triglyceride. Rối loạn chuyển hóa lipid máu được định nghĩa khi có một hoặc nhiều rối loạn sau: tăng cholesterol toàn phần trong máu, tăng triglyceride máu, tăng LDL-cholesterol (cholesrol xấu) hoặc giảm HDL-cholesterol (cholesterol tốt). Hiện tượng này nếu kéo dài có thể gây xơ vữa động mạch, làm hẹp mạch máu và là nguyên nhân chủ yếu gây nên các bệnh tim mạch.

Triệu chứng bệnh rối loạn lipit máu là gì?

Các triệu chứng rối loạn lipid máu thường biểu hiện âm thầm không rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp:

  • Các dấu hiệu bất thường trong cơ thể: Vã mồ hôi, buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, thở ngắn, dốc..
  • Xuất hiện các nốt ban vàng dưới da, không đau, không ngứa.
  • Xuất hiện các triệu chứng về tim mạch: đau thắt ngực, cảm giác đau tức, nặng ngực, cảm giác bị bóp nghẹt, đau lan ra 2 cánh tay và sau lưng. Một số người bệnh có biểu hiện của bệnh mạch máu ngoại vi như đầu ngón tay, ngón chân hay tê bì, đau buốt.
  • Xuất hiện một số triệu chứng của tiêu hóa: Ăn uống đầy bụng, ậm ạch khó tiêu do gan, tụy bị ảnh hưởng bởi lipid máu tăng cao trong thời gian dài.

Ngoài ra, bệnh rối loạn lipid máu thường gặp trong bệnh cảnh rối loạn chuyển hóa nói chung nên có thể gặp ở những bệnh nhân có đái tháo đường từ trước.

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Xét nghiệm tại Hà Nội

Nguyên tắc ăn uống cho người bệnh rối loạn lipit máu

Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng không hợp lý: chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, nhiều thức ăn chứa cholesterol (nội tạng động vật, mỡ động vật, bơ sữa toàn phần, trứng), thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá,…. Vì vậy, người bị rối loạn lipid máu ngoài việc sử dụng thuốc còn cần có một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để điều trị bệnh tích cực, hiệu quả.

Trong điều trị rối loạn lipid máu, để giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành, chế độ ăn cho người bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

  • Giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày

Để từ đó giảm cân theo chỉ số khối cơ thể (BMI) nếu có tình trạng thừa cân, béo phì. Trong một số trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid nhẹ, bệnh có thể ổn định sau khi bệnh nhân áp dụng chế độ ăn giảm cân. Người bệnh cần giảm năng lượng trong khẩu phần ăn từng bước một, mỗi tuần giảm khoảng 300Kcal so với khẩu phần trước đó cho tới khi đạt được năng lượng tương ứng với mức BMI;

  • Giảm lượng chất béo (lipid) theo BMI

Chất béo chỉ nên chiếm 15 – 20% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ các chất béo bão hòa, thay vào đó nên ăn các chất béo không bão hòa.

  • Đảm bảo lượng protein vào cơ thể

Lượng protein chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng, bao gồm đạm động vật và đạm thực vật. Tăng lượng đạm (protein) bằng cách ăn thịt ít béo và các sản phẩm chế biến từ đậu nành vì chúng chứa nhiều estrogen thực vật và isoflavones có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol và triglyceride trong cơ thể.

  • Sử dụng ngũ cốc kết hợp với khoai củ

Sử dụng ngũ cốc và bổ sung các loại khoai củ chiếm khoảng 55 – 60% năng lượng khẩu phần. Người bệnh rối loạn lipid máu nên ăn gạo lứt, hạt nguyên vỏ để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể, góp phần đào thải cholesterol nội sinh ra ngoài.

  • Bổ sung nhiều loại rau quả để cung cấp vitamin

Ăn nhiều rau quả, khoảng 500g/ngày để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Người bệnh nên sử dụng các loại rau củ quả giàu chất chống oxy hóa để giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành như: thực phẩm giàu vitamin E, beta-carotene, vitamin C và selen,…

Lưu ý: Ăn nhạt khi có bệnh kèm theo như: tăng huyết áp, suy tim,…

Số bữa ăn hằng ngày của bệnh nhân rối loạn mỡ máu nên chia thành nhiều bữa, tối thiểu 5 bữa/ngày, mỗi bữa cách nhau tối thiểu 3 giờ và cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm chính nhưng giảm tối đa lượng chất béo, đồng thời tăng rau và trái cây ít ngọt. Cung cấp đủ 2 – 2,5 lít nước/ngày.

Qua bài viết trên, Cao đẳng Y Dược Hà Nội muốn gửi tới bạn đọc chế độ ăn uống phù hợp đối với những bệnh nhân bị rối loạn lipit máu. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến từ người có chuyên môn cũng như bác sĩ chuyên khoa để điều trị bệnh được tốt nhất.