Vì sao tỷ lệ học sinh bị trầm cảm tăng đột ngột vào mùa hè?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mùa hè là mùa thi, nhiệt độ oi bức cộng áp lực thi cử đã góp phần khiến tình trạng học sinh các cấp trên cả nước nhập viện vì rối loạn cảm xúc gia tăng.

Vì sao tỷ lệ học sinh bị trầm cảm tăng đột ngột vào mùa hè?

Vì sao tỷ lệ học sinh bị trầm cảm tăng đột ngột vào mùa hè?

Trầm cảm ở lứa tuổi học sinh vì nguyên nhân áp lực thi cử, học hành, kết quả học tập ngày càng trở nên phổ biến và được đẩy lên tình trạng báo động vào mùa thi. Nếu phụ huynh không quan tâm, theo dõi con em mình thì có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc.

Học quá nhiều, trẻ ngoan thành trẻ hư

Cứ vào mùa thi hàng năm thì nhiều học sinh thay vì nô nức đón chào mùa hè, mùa nghỉ của mình thì lại nơm nớp lo sợ gánh nắng bài vở, kỳ vọng của bố mẹ và những môn học. Một giảng viên đang công tác tại Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur hiện có con trai học lớp 5 cũng cung cấp thêm chi tiết rằng hiện nay tỷ lệ học sinh trầm cảm gia tăng đột ngột vào tháng 5 đến tháng 5 hàng năm. Đây cũng là thời điểm cao điểm thực sự của bệnh viện tâm thần trên cả nước vì bệnh nhân bị rối loạn cảm xúc nhập viện.

Tình trạng này đã gây ra hiện tượng học giỏi thành trò hư phổ biến hơn. Có một học sinh đang là học sinh giỏi từ lớp 1 đến lớp 12 luôn đứng đầu lớp bỗng nhiên một ngày không muốn đi học, không muốn đến lớp và tâm trạng cảm thấy không còn ổn định. Có thể thấy rằng trầm cảm ở học sinh ở các cấp khác nhau từ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Sau khi nhận thấy  con có biểu hiện bất thường gia đình đã đưa đếnViện Sức khoẻ Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), tại đây các bác sĩ chẩn đoán: Rối loạn cảm xúc trẻ em cần phải điều trị ngay lập tức.

Vì thế, một bác sĩ cũng là giảng viên đang dạy lớp Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên các phụ huynh muốn con tránh khỏi những biểu hiện khác nhau vì học nhiều, thì cha mẹ cần hướng dẫn con chế độ học tập, vui chơi, dinh dưỡng, cân bằng chế độ sinh hoạt hằng ngày, trang bị và hướng dẫn cho con kỹ năng sống để đối phó với stress. Đây cũng chính là cách thức đối phó với chứng bệnh trầm cảm ở trẻ em ngày càng gia tăng mạnh hiện nay ở nhiều lứa tuổi và biểu hiện khác nhau.

Học quá nhiều trẻ sẽ dễ bị trầm cảm

Học quá nhiều trẻ sẽ dễ bị trầm cảm

Vào mùa thi, tỷ lệ học sinh trầm cảm ngày càng cao

Theo TS Nguyễn Văn Dũng – Phó viện trưởng Viện Sức khoẻ Tâm thần, ở trẻ em (dưới 22 tuổi) với sự phát triển về cơ thể cũng như về tinh thần chưa được hoàn thiện đầy đủ như người trưởng thành nhưng nếu làm quá sức hoặc không học quá căng thẳng thì việc bị bệnh trầm cảm cũng rất cao. Các cháu rất dễ bị tác động về mặt tinh thần nên cảm xúc và hành vi cũng thay đổi bởi các tác nhân gây nên các stress này ví dụ áp lực học tập, sức khỏe, lo lắng kéo dài, bài vở quá dài.

Cũng theo ý kiến của TS Dũng, nhiều trẻ bị áp lực vì chạy theo sự thúc giục, ép buộc phải học thật giỏi, phải thi đỗ vào các trường của bố mẹ, thầy cô nên dễ bị thay đổi hành vi. Một sinh viên theo học Cao đẳng Điều dưỡng văn bằng 2 – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì việc bệnh nhân  bị rối loạn cảm xúc hành vi vì tự tạo áp lực cho mình sợ thi rớt, học tập căng thẳng, tâm trạng lo sợ thi rớt, sợ thua kém bạn bè, điểm thấp không đạt được mục đích và mong muốn của bố mẹ. Giấc ngủ chỉ 2 – 3 tiếng/ngày dẫn đến quá trình học tập bị giảm sút và tình trạng tâm trạng bị ảnh hưởng.

Nếu muốn điều trị bệnh này thì bạn cũng phải thực hiện công tác điều trị ở cả phụ huynh và bệnh nhân thì mới có hiệu quả nhanh nhất.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn