Vì sao chênh lệch điểm ưu tiên giảm xuống còn 0,25 điểm


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Sau gần 15 năm duy trì ổn định mức điểm chênh lệch giữa hai khu vực ưu tiên kế tiếp là 0,5 điểm, dự kiến từ năm 2018, mức chênh lệch này giảm xuống chỉ còn 0,25 điểm.

Vì sao điểm ưu tiên lại có sự giảm sâu như năm nay

Vì sao điểm ưu tiên lại có sự giảm sâu như năm nay?

Điểm chuẩn càng cao, càng tạo nên bất công

Sau nhiều năm áp dụng chính sách cộng điểm ưu tiên, mới đây Bộ GD-ĐT thừa nhận chính sách cộng điểm này còn tồn tại những điểm hạn chế, tạo ra sự bất công với nhiều đối tượng thí sinh lớn trên cả nước, đặc biệt là những thí sinh khu vực thành phố. Mục đích chính của chính sách điểm ưu tiên nhằm đảm bảo công bằng về cơ hội học tập, nhưng ở một số trường hợp đã cho thấy sự mất công bằng và không đồng bộ.

Theo nguồn tin bên tin giáo dục cho hay, trước khi đưa ra chủ trương giảm nửa số điểm ưu tiên khu vực so với quy định hiện hành, Bộ GD-ĐT đã thành lập tổ công tác nghiên cứu về các chính sách ưu tiên trong tuyển sinh. Các chuyên gia đã dùng chính dữ liệu tuyển sinh năm 2017 để phân tích những bất cập còn tồn tại trong chính sách ưu tiên. Đặc biệt, đối với các thí sinh trúng tuyển từ mức 20 điểm trở lên, mức điểm ưu tiên hiện hành ở KV1, KV2-NT và KV2 làm cho khu vực được ưu tiên có điểm cao hơn vùng học thực lực, gây ra sự không công bằng.

Sự bất công này càng thể hiện rõ khi thống kê với nhóm thí sinh trúng tuyển vào các ngành có điểm chuẩn cao. Cụ thể, với các thí sinh trúng tuyển từ mức 27 điểm trở lên, tỉ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV1 tăng đột biến, trong khi tỉ lệ thí sinh trúng tuyển ở KV3 giảm đáng kể.

Việc điều chỉnh điểm ưu tiên nhằm tạo công bằng cho thí sinh

Việc điều chỉnh điểm ưu tiên nhằm tạo công bằng cho thí sinh

Không để tính trạng trúng tuyển nhờ điểm ưu tiên

Theo thống kê của ban tuyển sinh Cao đẳng Y mới cập nhật thì có khoảng 83% thí sinh đang hưởng chế độ ưu tiên khu vực. Vì vậy, việc điều chỉnh sẽ tác động đến số thí sinh này. Ở một số ngành/trường lấy điểm rất cao như công an, quân đội, y dược…, kết quả khác biệt hẳn so với điểm số thực ban đầu khi chưa cộng điểm ưu tiên.

Cụ thể, khi chưa tính điểm ưu tiên khu vực, thí sinh ở nội thành các thành phố lớn (KV3, là diện không được cộng điểm ưu tiên) chiếm ưu thế về điểm số so với thí sinh KV1. Tuy nhiên, trong kết quả xét tuyển cuối cùng, tỉ lệ thí sinh ở khu vực không được ưu tiên trúng tuyển thấp, còn tỉ lệ thí sinh có điểm ưu tiên thì trúng tuyển cao.

Theo một số chuyên gia điều kiện kinh tế, xã hội thay đổi nhanh chóng đã thu hẹp nhanh khoảng cách khó khăn giữa các vùng miền nên các chính sách cũng cần điều chỉnh, vừa tạo điều kiện cho học sinh vùng sâu vùng xa, nhưng vẫn thu hút được sinh viên giỏi, thực sự say mê với ngành đào tạo đã lựa chọn. Nên việc giảm khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực xuống 0,25 điểm là cần thiết.  Cũng nhiều ý kiến cho rằng năm 2017, tính phân hóa đề thi chưa cao, thí sinh chỉ chênh nhau mức điểm rất nhỏ cũng đã người trượt, người đỗ, nên mức chênh lệch 0,5 điểm càng có giá trị hơn.

Tuy nhiên, việc giảm điểm ưu tiên sẽ ảnh hưởng đến kết quả tuyển sinh của một số ngành không hấp dẫn (nông, lâm, ngư…). Ngoài ra, nó không giải quyết được bài toán tuyển sinh đối với một số trường/ngành lấy điểm cao, được xã hội quan tâm (do tổng điểm ưu tiên đối tượng và khu vực chỉ giảm từ 3,5 xuống 2,75 điểm). Nên bên cạnh điều chỉnh điểm ưu tiên khu vực, Bộ GD-ĐT cần phải điều chỉnh việc ra đề thi theo hướng phân hóa tốt hơn, tránh tình trạng bùng nổ quá nhiều điểm 9-10 như năm 2017.

Nguồn: caodangykhoa.vn