Vẫn còn muôn vàn lo lắng sau đợt xét tuyển Đại học đợt 1


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Năm nay, Bộ GD&ĐT dùng hệ thống xét tuyển chung trên cả nước, với cách thức xét tuyển này sẽ giảm số thí sinh ảo, nên Bộ yêu cầu các trường không được gọi vượt nhiều so với chỉ tiêu.

Đã lọc ảo nhưng các trường vẫn lo thí sinh ảo

Đã lọc ảo nhưng các trường vẫn lo thí sinh ảo

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc lọc ảo hiện mới chỉ loại trừ được lượng thí sinh ảo giữa các trường, còn thí sinh ảo ngay chính trong từng trường thì chưa giải quyết được.

Các trường vẫn lo thí sinh “ảo”

Số thí sinh ảo có lẽ sẽ có tăng lên bởi chưa có gì đảm bảo là các thí sinh đó sẽ vào học tại trường, vì hầu hết giấy chứng nhận kết quả thi mà các em gửi qua đường bưu điện là bản phô tô và có thể gửi cùng một lúc cho nhiều trường khác nhau. Do vậy, rất nhiều trường Đại học top giữa và dưới đang rất “đau đầu” vì thí sinh ảo, không biết thừa thiếu thế nào, chỉ còn chờ khi thí sinh đến nhập học mới rõ được.

Đặc điểm năm nay là số lượng thí sinh đăng kí vào các trường Cao đẳng, ngoại trừ Cao đẳng sư phạm, không thuộc Bộ GD&ĐT quản lý nên sẽ có rất nhiều em không đỗ nguyện vọng yêu thích mà chọn lựa học Cao đẳng. Do đó, danh sách trúng tuyển do Bộ ấn định cũng sẽ hao hụt đi rất nhiều, đặc biệt là các trường không ở top đầu. Những năm trước, để giảm ảo, các trường đều phải gọi dôi dư so với chỉ tiêu, đồng thời, tiếp tục xét tuyển thêm 2 đến 3 đợt bổ sung. Tuy nhiên, với cách thức xét tuyển như năm nay, ở các đợt xét tuyển bổ sung tiếp theo, không biết liệu còn đủ nguồn tuyển cho các trường hay không.

Tính dư nhưng lại phải tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu

Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM năm nay tuyển sinh 6.915 thí sinh. Với mức điểm chuẩn của trường công bố thì có 7.434 thí sinh trúng tuyển. Nhưng kết thúc đợt 1 trường chỉ có 5.900 em nhập học. Ngay sau đó, nhà trường đã phải công bố tuyển bổ sung hơn 1.000 chỉ tiêu.

Tương tự, dù đã gọi 2.985 thí sinh trúng tuyển cho 2.250 chỉ tiêu để phòng “ảo” nhưng hết ngày 7/8, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cũng chỉ có 1.961 thí sinh xác định nhập học.

Chờ thêm một ngày nữa, trường cũng chỉ nhận thêm được vài chục hồ sơ chuyển bằng đường bưu điện và tiếp tục tuyển bổ sung thêm 300 chỉ tiêu hệ Đại học.

Lý do thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 mà không học là do không nắm rõ nguyên tắc xét tuyển nên xếp thứ tự ưu tiên vào khả năng trúng tuyển của ngành, thay vì dựa vào sự yêu thích của ngành đó. Thí sinh nghĩ đợt 2 sẽ xét tuyển đầy đủ các ngành giống như đợt 1.

Mặt khác, do tin vào hiệu quả của phần mềm lọc “ảo” nên lời nhắc nhở “không được xét tuyển cao hơn 20% chỉ tiêu” đã được nhiều trường vận dụng. Tuy nhiên, có những yếu tố ngoài tầm kiểm soát mà phần mềm chưa tính đến là việc trường xét tuyển dựa vào học bạ. Một số trường công bố kết quả xét tuyển và ra điều kiện phải nộp hồ sơ nhập học hạn chót trước thời gian “lọc ảo”.

Các trường vẫn phải tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu

Các trường vẫn phải tuyển bổ sung hàng nghìn chỉ tiêu

Thống kê cụ thể của Ban tư vấn Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì có 57 trường tỉ lệ nhập học từ 90% trở lên; 74 trường tỉ lệ nhập học từ 70% đến cận 90%; 65 trường tỉ lệ nhập học từ 50% đến cận 70%.

Theo kế hoạch, đến hết ngày 12.8, quá trình cập nhật thí sinh khẳng định nhập học kết thúc. Dự báo đợt 1, các trường sẽ tuyển được khoảng 80% tổng chỉ tiêu. Nhiều trường ĐH trong số này vẫn tỏ ra rất lo lắng bởi danh sách thí sinh xác nhận nhập học thực tế vẫn chưa cao và dự đoán những ngày cuối xác nhận qua bưu điện cũng sẽ chỉ tăng nhẹ. Nhiều trường đã chủ động gọi bổ sung số lượng thí sinh lớn.

Với những ghi nhận hiện tại, sự lo lắng về thí sinh ảo là hoàn toàn có cơ sở. Trong khi đó, về mặt lý thuyết, năm nay, tuyển sinh tỷ lệ ảo cơ bản bằng 0. Vậy tại sao thực tế, tỷ lệ ảo vẫn cao vọt và ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho việc này?

Nguồn: caodangykhoa.vn