Trăn trở về đời người sau đêm trực của vị bác sĩ già


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

20 năm từ ngày về bệnh viện ấy làm việc, đã biết bao đêm trực chập chờn cùng bệnh nhân, mơ màng chợp mắt trong tiếng còi cấp cứu và câu chuyện đời đầy trăn trở.

Trăn trở về đời người sau đêm trực của vị bác sĩ già

Các bác sĩ trực đêm (Ảnh sưu tầm)

Với những sinh viên y Khoa hay những người làm nghề Y nói chung thì hai từ “trực đêm” chưa bao giờ ngắn cả. Dù đó là nhiệm vụ, là trách nhiệm thì chứng kiến biết bao cảnh đời trong đêm cứ phũ phàng đến rồi đi cũng sẽ là nỗi ám ảnh lớn đối với đời người làm cái nghề cao quý ấy.

Con người sinh ra đều có một số phận, một cuộc đời

Bác sĩ H. nhận trực lúc 16 giờ chiều tại một bệnh viện khá lớn ở Hà Nội vào một ngày đầu Thu, trời khá trong xanh và mát mẻ, bầu trời không thoáng một gợn mây. Mong là hôm nay trực sẽ suôn sẻ, bệnh nhân qua khỏi hết, anh H. nghĩ thầm. Hôm nào nhận trực anh cũng có cảm giác rất sợ, sợ mình không thể cứu được bệnh nhân, sợ ca trực của mình có chuyện gì thì hối hận cả đời. Đang miên man suy nghĩ thì L. , một Điều Dưỡng viên trẻ tuổi, mới tốt nghiệp Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đến gần hỏi với gương mặt đầy tính tò mò: Liệu anh có tin rằng trên đời này ai cũng có số phận không, sống chết lại đều dựa vào tính trời?”. Nhìn đôi mắt to tròn đầy chờ đợi, Bác sĩ H. thở dài rồi hỏi lại “Vì sao mà em lại nói thế?”. “À, thì  hôm qua đấy, một bệnh nhân mới 22 tuổi, nhập viện vì người ốm sốt, sáng nay đã đi rồi, bị sốt xuất huyết ác tính anh ạ. Đúng là đời nói không thể nói trước được, tuổi trẻ phía trước vậy mà…L đáp.

Cuộc đời ai cũng có một số phận

Cuộc đời ai cũng có một số phận

Nhưng bác sĩ H. lại nghĩ “đức năng thắng số”, con người cứ sống tốt thì sẽ được đền đáp, cô Điều Dưỡng viên trẻ tuổi hỏi lại “Là sao anh?”. Đúng lúc bệnh viện chưa có bệnh nhân cấp cứu, những người là, ngành Y lại ngồi đây nói về số mệnh con người. Nhưng có lẽ vì chưa biết số phận ra sao nên người đời mới bớt sân si, ngạo mạn và chỉ trích lẫn nhau. Dẫu sao thì cũng có căn bệnh có tử để người ta sợ.

Con người còn biết khóc thì còn đáng sống

Sau phút giây lặng lẽ nhìn về đời người, các Y bác sĩ và Điều Dưỡng viên lẫn các bạn trẻ là sinh viên thực tập của Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur lại tất tưởi đón bệnh nhân đầu tiên vào phòng cấp cứu. Đó là một bệnh nhân nam khoảng hơn 45 tuổi, uống thuốc ngủ tự tử. Nhìn người mẹ già đã ngoài 70 tuổi rảo chân theo xe đẩy mà lòng người nặng trĩu. Cụ bảo con trai bị thua lỗ, buôn bán mất trắng, vợ vừa mới cưới được 6 tháng, còn đang mang bầu đứa con trai đầu lòng thấy thế cũng bỏ đi luôn. Cánh cửa phòng cấp cứu đã sáng đèn, người mẹ già ngồi nheo mắt nhìn theo, hai tay nắm chặt đầy bất an, trước đó bà còn không quên dặn bác sĩ H. “anh gắng sức cứu con trai tôi, tôi chỉ có một mình nó thôi”.

Các Y Bác sĩ trong ca trực đêm để giành sự sống cho bệnh nhân

Các Y Bác sĩ trong ca trực đêm để giành sự sống cho bệnh nhân

Vậy đấy với người mẹ đã ở cái tuổi thất thập cổ lai hi thì đứa con trai đã làm chồng, làm cha ấy là tài sản lớn nhất. Nhưng với anh ta thì tuyệt nhiên không phải vậy. Cuối cùng sau khi xúc ruột, sự chờ đợi và tấm lòng bao la của người mẹ đã giúp bà giữ lại con trai ở thế giới bên này. Bà nắm lấy tay cô con dâu, đang làm Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur mà òa khóc nức nở như một đứa trẻ “Cảm ơn trời phật đã cứu con tôi”. Còn với anh con trai thì tỉnh lại đã nằng nặc “Sao bác sĩ lại cứu tôi, tôi muốn chết kia mà”. Thế đấy, khi người trải qua cửa tử thì người ta chỉ biết ơn số phận, biết ơn đấng tối cao..hay thậm chí còn vô ơn với người thầy thuốc đã sinh ra mình lần thứ 2 trên đời. Dù sao thì bác sĩ H. và các đồng nghiệp và ê kíp trực cũng đã cứu sống được 1 mạng người. Bác sĩ H. đến bên hai mẹ con bên giường bệnh chỉ nói với anh con trai đúng 1 câu “tài sản quý giá nhất trên đời của anh là mẹ anh đấy, tôi cũng phải ghen tỵ với anh vì điều đó’. Rồi bỗng người đàn ông gần 50 tuổi, nấc lên, anh ta khóc vì hối hận nhưng chưa quá muộn màng. Và lúc ấy tôi, một cô sinh viên văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã thấm thía được rằng, khi người ta còn biết khóc thì người ta còn đáng sống. Những đêm trực cứ dài mãi nếu như ca cấp cứu đó thất bại, nếu như 3 tiếng đồng hồ ngồi chờ trước cửa phòng cấp cứu của bà cụ đã ngoài 70 tuổi không có kết quả và cảnh “lá vàng còn ở trên cây mà lá xanh đã rụng xuống gốc”..sẽ khiến nhiều người chạnh lòng tiếc nuối.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn