Theo đuổi ngành Điều dưỡng là làm giàu hay làm phúc?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhiều người vẫn nhận định chẳng nghề nào “hái ra được tiền” như ngành Điều dưỡng nhưng trên thực tế chỉ có những người trong nghề mới có thể khẳng định được: “Theo đuổi ngành Điều dưỡng là làm giàu hay làm phúc?

Theo đuổi ngành Điều dưỡng là làm giàu hay làm phúc?

Nghề Y cũng là nghề mưu sinh như bao ngành nghề khác

Nhiều người họ thường hay có “ác ý” khi một ai đó nhắc đến nghề Bác sĩ hay Công an, Quân đội vì họ cho rằng những người làm trong nghề đó hay “cậy quyền, cậy thế” nhưng trên thực tế không phải vậy. Bạn phải là người trong nghề bạn mới có thể thấu hiểu được những trọng trách và khó khăn họ phải gánh chịu bên cạnh những áp lực từ chính người dân và bệnh nhân. Bạn có biết, các ngành nghề họ chỉ phải lao động vẻn vẹn 8 tiếng nhưng đối với ngành y, đặc biệt là nghề Điều dưỡng thì phải trực thâu đêm, suốt sáng, thậm chí làm cả ngày nghỉ, lễ, tết. Trong nhiều người được nghỉ lễ thì họ vẫn phải miệt mài ở viện, trong khi các sinh viên ngành khác được đi chơi vui vẻ thì những sinh viên theo học Đại học, Cao đẳng Điều dưỡng, Cao đẳng Y,… phải mài quần trên giảng đường nghiên cứu và thực hành. Vậy có ai thấu hiểu được những khó khăn ấy, nếu họ muốn vươn lên trong cuộc sống thì với mức lương được trả có đủ họ trang trải cuộc sống của gia đình hay không?

Trong thời buổi kinh tế thị trường quyết định mọi thứ, điều đó tạo áp lực rất lớn đến cuộc sống thường nhật của những Y, Bác sĩ, Điều dưỡng dẫn đến họ phải làm thêm ngoài giờ để có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Trên thực tế đã từng có ý kiến cấm nhân viên bệnh viện làm thêm ngoài giờ nhưng đã vấp phải sự phản đối khá gay gắt của những người trong nghề và dư luận xã hội. Nhưng suy cho cùng sau nhiều năm đèn sách thì ra nghề thì họ cũng là những người lao động để mưu sinh như bao nghề khác. Tuy nhiên, cái khác của họ là không được kiếm tiền bằng mọi giá mà chỉ được kiếm tiền trên sức lao động, trí tuệ sau nhiều năm học tập, nghiên cứu… trên Trường Đại học Y hoặc những năm tháng vất vả trên giảng đường Cao đẳng Y khoa Hà Nội.

Nghề Y cũng là nghề mưu sinh như bao ngành nghề khác

Chọn học ngành Điều dưỡng để làm giàu hay làm phúc?

Ai trong chúng ta cũng đều có thể dễ dàng nhận thấy tình trạng quá tải bệnh nhân ở khắp các bệnh viện lớn nhỏ trên cả nước. Theo chu trình bệnh nhân đến khám, tái khám và kiểm trả kết quả hay những bệnh nhân điều trị phục hồi cần các y tá, Điều dưỡng viên trợ giúp… Vì thế cả Y, Bác sĩ hay những điều dưỡng viên đều không có thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên nếu trong quá trình này dù xảy ra một lỗi nhỏ cũng bị cả xã hội ném đá, thậm chí có thể vướng vào vòng lao lý bất cứ lúc nào. Điển hình là vụ việc bác sĩ Lương trong vụ án chạy thận nhân tạo tại Hòa Bình. Một số sinh viên trường Cao đẳng Y – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đi thực tập  bệnh viện cho biết: Cứ tưởng làm trong ngành Y, Điều dưỡng ngồi mát ăn bát vàng, không ngờ thực tế nghề y là nghề vất vả và nguy hiểm nhất.

Đặc biệt với các Điều dưỡng viên nữ, họ làm hết giờ hành chính lại chuẩn bị đến cả trực cấp cứu, lên đề án bệnh nọ, chăm sóc bệnh nhân kia. Cứ quay một vòng chả mấy chốc đã hết thanh xuân tuổi trẻ. Nhiều chị em phụ nữ có gia đình thì hết bận bịu việc công lại đế giờ nơm nớp lo việc nhà, họ chẳng có thời gian diện các bộ váy mới hay những thỏi son vừa được tặng mà thay vào đó là một màu áo trắng blouse. Thậm chí đến người nhà bị ốm đau chắc cũng chưa kịp chăm sóc mà phải lo trước sức khỏe của “người ngoài”. Nếu chắc có xảy ra chút “ưu ái” đi chăng nữa cũng e ngại là không được vì sớm muộn những người trong ngành Y, Điều dưỡng sớm đối mặt nguy cơ bị người nhà bệnh nhân “bạo hành”. Vậy theo bạn là theo ngành Y, Điều dưỡng là làm giàu hay làm phúc?

Nghề Y, Điều dưỡng là nghề cao quý trong các nghề cao quý

Công việc của những người làm ngành Y, đặc biệt là ngành Điều dưỡng sớm tối “bó gọn” ở viện, tuy nhiên với nguồn nhân lực còn đang khan hiếm hiện tại thì nhiều người muốn chọn ngành này để phát triển tương lai. Họ theo nghiệp không hẳn vì mục đích có công việc tốt, lương ổn định mà học theo bởi cái tâm của nghề. Vì thế chúng ta có thể nhận định rằng theo nghề Điều dưỡng vừa được cho mình lại vừa giúp ích, làm hương cho đời. Dù họ có được thưởng một mức lương hậu hĩnh đi chăng nữa cũng không có gì sai trái, với công sức, sự cống hiến, hi sinh mà họ bỏ ra thì họ xứng đáng được hưởng những thành quả ấy. Vì thế là một người ngoài ngành tôi có tâm sự với các giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược TP HCM rằng: Tôi khâm phục những người làm Y, sự cống hiến của họ cho cộng đồng, cho toàn thể xã hội là sự trợ giúp tôi không bao giờ có thể quên được, ví dụ họ đã cống hiến cho tôi tất cả bằng thời gian công sức thì tôi cũng sãn sàng trả, thậm chí là “biếu” để đền sự công ơn đó. Nó giống như hình thức kinh doanh, bạn làm việc, tôi cũng làm việc, bạn làm ra lợi ích cho tôi, tôi sẵn sàng trả phần lương xứng đáng đó”.

Vì thế tôi khuyên các bạn đừng bao giờ nghĩ làm nghề Y chỉ để làm giàu mà hãy biết lắng nghe con tim từ bạn, hãy chọn học ngành y vì đam mê. Khoác lên mình chiếc áo blouse để trở thành người thầy trong nghề Y được khám chữa bệnh thì bạn phải mang trọng trách, áp lực nhưng không kém phần thiêng liêng và cao cả. Rồi sau tất cả mọi khó khăn, gian khổ những cô Điều dưỡng, anh bác sĩ,…đều sẽ có thành quả.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội