Phút trải lòng của thầy thuốc đã trót yêu Y Nghiệp


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (4 đánh giá, trung bình: 4,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nếu như xã hội ngợi ca tụng nghề Y với những mỹ từ như: Đức độ, hi sinh, nghề cao quý… thì chưa đủ vì ẩn sau màu áo blouse trắng còn có nhiều điều thật đến đau lòng.

Phút trải lòng của thầy thuốc đã chót yêu Y Nghiệp

Phút trải lòng của người bác sĩ đã trót yêu Y Nghiệp (Ảnh sưu tầm)

Đó là một cái nghề mà hội tụ đủ “hỉ – nộ – ái – ố” trên đời. Đã yêu nghề y, đã chọn Y nghiệp là con đường để cả cuộc đời phấn đấu thì dẫu còn lắm chông gai, gian nan vất vả thì bạn phải trải qua những chặng đường chẳng mấy vinh quang.

Nghề Y là một nghề rất khắc nghiệt

Cạnh tranh trong nghề Y được mô tả giống như một cuộc chiến đầy cam go, chỉ cần lơ là hay mảy may không cẩn thận bạn sẽ trở thành người thua cuộc bất kỳ lúc nào. Vì thế một bạn sinh viên Y Dược phải cạnh tranh cực kỳ gay gắt và khắc nghiệt với các bạn khác để được vào theo học các trường khác nhau. Bởi vậy không phải tự nhiên mà người có câu truyền thống về ngành Y Dược là “Nhất Y Nhì Dược”. Bởi theo nhận định của một bạn sinh viên Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì điểm chuẩn đầu vào các trường này cao hơn hẳn so với các trường và các ngành khác.

Đây là những sinh viên đứng nhất nhì trên bảng vàng thi đại học, Cao đẳng và hiện nay là áp dụng với kỳ thi THPT quốc gia năm 2017. Thậm chí trước kia chị của bạn sinh viên ngành Điều dưỡng hệ Cao đẳng còn biết rằng thi mỗi môn 9 điểm thì cũng chưa chắc bạn đã trở thành sinh viên Y Dược ở các trường đó. Đến nay, với các bạn Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã có thêm cơ hội để theo học cái ngành mà mình yêu thích.

Tiếp theo đó họ phải trải qua chặng đường dài đến  6 – 7 năm để phấn đấu trở thành bác sĩ. Tức là với sinh viên ngành Y Dược học để thành bác sĩ tức là thời gian học dài hơn khoảng  50% – 75% so với các trường khác. Cạnh tranh cần họ phải hi sinh đầu vào rồi cạnh tranh gay gắt trong quá trình học để phấn đấu học tập. Khi ra trường đi làm ở các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh lại phải hết sức phấn đấu cho con đường cứu chữa người bệnh. Thời gian làm việc, tiếp đón và cạnh bệnh nhân còn nhiều thời gian ở bên người thân, gia đình. Như vậy theo đánh giá thì nghề Y là một nghề đầy khắc nhiệt từ lúc thi đầu vào, học cho đến lúc ra trường, đi làm kiếm tiền vẫn còn đầy rẫy những chông gai và thiệt thòi.

Nghề Y là một nghề hết sức khắc nghiệt

Nghề Y là một nghề hết sức khắc nghiệt (Ảnh sưu tầm)

Y Nghiệp là một nghề bạc bẽo

Được đánh giá là một nghề cao quý trong các nghề cao quý nhưng không có nghĩa cứ theo Y nghiệp thì bạn sẽ được đánh giá tương xứng với những gì bạn đã hi sinh và cống hiến. Theo đó, nghề Y với bối cảnh kim tiền và cách suy nghĩ của người đời làm nghề này để vì tiền chứ mấy ai xem đây là cái con đường đem đến vinh quanh. Nhiều người thay vì tôn trọng người thầy thuốc cứu chữa mình mà xem đó như là trách nhiệm và nghĩa vụ. Nói thêm về điều này dưới góc nhìn của người trong nghề, một bác sĩ cũng là một Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì nhiều sinh viên theo học ngành này cứ mơ mộng có một tương lai tốt đẹp nhiều tiền và danh vọng thì sau khi đối mặt với những khắc khổ của nghề thì rất khó tránh cảm giác thất bại, tuyệt vọng và vất phương hướng.

Bạc bẽo mới là hai từ đúng nhất với nghề làm nghề Y. Sau khi trải qua cơn thập tử nhất sinh, người bệnh có thể thờ ơ, có thể hành hung ân nhân của mình ngay lập tức. Chế độ đãi ngộ với người ngành Y cũng là một điều đáng bàn. Sau nhiều năm học tập, phấn đấu chỉ có được chế độ đãi ngộ chưa phù hợp, mức lương chưa tới 3 triệu/tháng thấp hơn so với công nhân mới tốt nghiệp THPT. Theo mức tâm sự của một bác sĩ mới ra trường thì với số tiền ít ỏi đó thì làm sao mà đủ sống, đủ trang trải lo cho cuộc sống riêng. Bắt buộc họ cần phải kiếm cớ sinh nhai sau khi làm ở bệnh viện để đủ tiền mua sữa cho con.

Làm ngành Y phải chấp nhận áp lực

Làm ngành Y phải chấp nhận áp lực

Cường độ làm việc lâu dài và căng thẳng làm cho người thầy thuốc khó tránh được nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn từ bệnh nhân, môi trường độc hại, phải kéo dài hơn các ngành khác. So với các ngành khác thì người làm ngành này phải đối mặt với nguy hiểm nhiều hơn. Theo ghi nhận của một bác sĩ cũng là giảng viên đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur thì ở bệnh viện lớn ở Hà Nội chỉ có mức trợ cấp rất thấp chỉ có hơn 60 nghìn đồng/tháng. Còn thực hiện thủ thuật thì chỉ nhận được 35 nghìn đồng/ca cho 3 người trong 1ê kíp phẫu thuật. Nếu một bác sĩ trực ở bệnh viên thuộc Bộ Quốc Phòng thì có thêm được 35 nghìn đồng/ca khi trực đêm.

Như vậy, mới nói nghề Y không nhũng “Lương y như từ mẫu” mà sự bạc bẽo và khắc nghiệt của người làm nghề cũng khiến nhiều đôi chân chùn bước.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn