Nhìn lại hậu quả khi Bộ GD & ĐT cố ghép “2 kỳ thi trong một”


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Nhìn lại hậu quả khi Bộ GD & ĐT cố ghép “2 kỳ thi trong một” thì nhiều người đặt ra câu hỏi: “ Một kỳ thi mục tiêu chính là để xét công nhận tốt nghiệp THPT thì liệu có cần ra đề “vênh” như thế?

Kỳ thi 2 trong 1 chỉ có Đại học lựa chọn được thí sinh phù hợp

Kỳ thi 2 trong 1 chỉ có Đại học lựa chọn được thí sinh phù hợp

Kỳ thi 2 trong 1 chỉ có Đại học lựa chọn được thí sinh phù hợp

Giảng viên đào tạo Cao đẳng Y khoa Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng, kỳ thi với 2 mục tiêu là xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH hiện nay đang được vận hành ngày càng tốt hơn, ngay cả về đề thi. Đúng là yêu cầu tuyển sinh của mỗi trường ĐH là khác nhau, nhưng quan trọng là phải có một thước đo khả dĩ để đo năng lực của những thí sinh muốn đăng ký xét tuyển vào trường, cho nên việc có một kỳ thi cấp quốc gia là rất thuận lợi cho các trường ĐH. Điều này giúp các trường ĐH giảm được gánh nặng phải có một kỳ thi riêng, trong khi đó không phải trường nào cũng có yêu cầu quá cao hoặc quá khác biệt về đầu vào. Cùng quan điểm, ông Hoàng Đức Thắng, Trưởng phòng đào tạo của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhìn nhận với đề thi năm nay, các trường ĐH dễ dàng hơn trong việc lựa chọn thí sinh phù hợp với mức độ yêu cầu của trường mình. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng đề khó chưa chắc đã phân hóa tốt, hiện tại vẫn nên duy trì một kỳ thi THPT quốc gia như đang làm, dù tỷ lệ đậu tốt nghiệp cao, mà các trường ĐH có yêu cầu cao chưa chắc đã tuyển chính xác hoàn toàn đối tượng mình mong muốn.

Chia sẻ với các độc giả, PGS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, nêu ý kiến: “Bộ GD-ĐT đã đặt ra mục tiêu đề thi sẽ dành tỷ trọng 60% câu hỏi dễ cho việc xét tốt nghiệp, 40% cho việc xét tuyển ĐH. Năm ngoái cũng đặt ra mục tiêu này, nhưng thực tế chưa đạt được như mong muốn nên đề thi năm nay có khó hơn thì cũng phù hợp với mục tiêu đặt ra ban đầu. Đề năm nay bị “kêu” là khó, nhưng so với các đề thi tuyển sinh ĐH trước đây thì đề thi năm nay thực sự còn chưa “thấm”.

Chính vì thế Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 diễn ra nhiều thí sinh “khóc ròng”, “méo mặt khi nhìn thấy đề bởi chỉ nghĩ đến mực đích xét tốt nghiệp nhưng đây là kỳ thi dành cho 2 mục tiêu, vì thế nhiều thí sinh sẽ thấy áp lực rất lớn khi bản thân chỉ xét tốt nghiệp THPT.

Đề thi khó có thể đáp ứng được cả 2 mục tiêu

Đề thi khó có thể đáp ứng được cả 2 mục tiêu

Đề thi khó có thể đáp ứng được cả 2 mục tiêu

Có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh vấn đề thi THPT Quốc gia năm 2018 quá khó so với năng lực của thí sinh chỉ thi để tốt nghiệp, nhiều chuyên gia cũng nhận định việc thỏa mãn được cả 2 mục tiêu xét tốt nghiệp và xét tuyển Đại học, Cao đẳng là rất khó. Theo đó nên để việc xét tốt nghiệp ủy quyền cho các sở GD-ĐT, còn việc tổ chức thi để tuyển sinh ĐH thì do Bộ GD-ĐT định hình. Theo ghi nhận, không chỉ có thí sinh mà nhiều giám thị cũng toát mồ hôi với đề thi năm 2018, bởi nhiều giáo viên nhận định, việc ra một đề thi làm sao để cho học sinh học lực trung bình đạt điểm trung bình, vừa đảm bảo tính phân loại cao nhằm thỏa mãn nhu cầu xét tuyển ĐH từ trường tốp cao đến trung bình là cực khó, vì thế, kỳ thi để xét tốt nghiệp có thể ủy quyền cho các sở GD-ĐT, hoặc là thi, hoặc là xét. Còn việc tuyển sinh vào ĐH như thế nào thì Bộ GD-ĐT với các trường tính toán.

Chính vì thế nếu chúng ta cứ cố kiên cường làm đề thi khó ở các năm tiếp theo thì chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề, cụ thể như rất khó có thể kiểm soát được độ khó của đề thi để đảm bảo cả hai mục đích. Trên thực tế, có “cơn mưa điểm 10” như năm ngoái là điều dễ dàng nhưng năm nay thì ngược lại, từ đó mức độ phân loại của đề thi cũng khó được đảm bảo “Chừng nào Bộ GD-ĐT còn cố ghép hai kỳ thi tốt nghiệp THPT với kỳ thi tuyển sinh ĐH thì người hứng chịu hậu quả là người học”, giảng viên đào tạo Cao đẳng Y Dược TP HCM nhận định.

Nguồn: Cao đẳng Y khoa Hà Nội