Người thầy thuốc sinh ra không phải để kiếm tiền và làm giàu


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Người thầy thuốc sinh ra không phải để kiếm tiền và làm giàu

Nghề nào cũng là nghề để kiếm tiền, để mưu sinh nhưng nghề Y thì tuyệt nhiên không hẳn vậy. Nghề Y là để làm phúc chữa bệnh cứu người.

Nghề Y không phải để kiếm tiền

Nghề Y không phải để kiếm tiền

Sống và làm việc thì ai cũng muốn có được chế độ đãi ngộ xứng đáng. Và người ta chỉ có thể cống hiến vô điều kiện khi cái nghề ấy là biểu tượng cho sự thanh cao và trí tuệ. Và duy chỉ có nghề Y là nghề có được vinh dự ấy. Làm giàu chưa  bao giờ là mục tiêu của nghề này.

Hình tượng của người thầy thuốc trong mắt người bệnh

Nếu ai đó hỏi làm nghề gì thì nhanh giàu thì xin thưa, nghề Y không có trong số đó. Và người thầy thuốc giỏi không bao giờ có phép tính thiệt hơn.

Những ngày còn chiến tranh, loạn lạc, hòa bình chưa lập lại trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta. Những ngày ấy người bác sỹ, y tá với màu áo blouse trắng tinh khôi sẽ là biểu tượng với ý niệm rất đẹp, rất cao quý.

Họ được người ta ca ngợi bằng những từ “công việc đặc biệt và cao quý” mà các ngành nghề khác phải ghen tỵ. Những từ ngữ ấy dùng để ca ngợi những cống hiến lớn lao của người làm thầy thuốc cũng như thể hiện được sự đặc trưng của nghề Y.

Mỗi khi có người bị thương vì bom đạn thì họ sẽ là người đầu tiên có mặt, xuất hiện như một thiên thần để cứu chữa bệnh nhân. Thiên thần áo trắng ấy không chỉ cứu đồng đội, đồng bào, mà thậm chí họ còn sử dụng “bàn tay ma thuật” của mình để cứu lấy tính mạng của kẻ thù, của những con người bên phía đối đầu chiến tuyến.

Hình tượng của bác sỹ lúc nào cũng đẹp

Hình tượng của bác sỹ lúc nào cũng đẹp

Trước mắt chúng ta họ hiện lên với áo blouse trắng, chiếc ống nghe, với kê đơn, khám bệnh, hỏi thăm tình hình bệnh tình của bệnh nhân. Với nhiều người, thầy thuốc là một nghề cho nhiều hơn nhận. Và “cứu một mạng người hơn xây 7 tòa tháp” cũng chỉ để nói lên điều đó.

Trước đấy, khi 6 tuổi, tôi bị đau bụng rất nặng, phải đi bệnh viện cấp cứu. Lúc ấy, khi nhìn thấy cô bác sỹ xuất hiện, tôi cảm giác rất an toàn. Thế rồi tôi được khám, kê đơn và cấp thuốc ngay. Câu chuyện ấy đã theo tôi từ lúc ấy cho đến khi đăng ký nguyện vọng thi đại học, cao đẳng đào tạo.

Đương nhiên, tôi đã lựa chọn một trường Cao đẳng Y khoa để biến ước mơ trở thành hiện thực. Dù bên cạnh đó, tôi cũng có thể lựa chọn một trường sư phạm, một trường ngoại ngữ hay học viện nào đó.

Có khó tin khi người ngành Y cống hiến vô điều kiện?

Trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay thì việc làm một công việc đầy hi sinh, đầy vất vả nhưng chế độ đãi ngộ chưa tương xứng như nghề Y cũng đầy gian truân.

Ở đâu đó trong xã hội kim tiền, những Bác sỹ, Dược sỹ, Kỹ thuật viên Xét nghiệm, Điều Dưỡng vẫn hi sinh thầm lặng cho người bệnh. Và số ít trong đó có những tiêu cực, tham nhũng, có những hành động làm mất đi vẻ đẹp hoàn hảo của người thầy thuốc. Có phải là do kinh tế thị trường hay bản chất người ngành Y thay đổi.

Đã bao nhiêu năm rồi, từ ngày gặp cô bác sỹ ấy, đến nay tôi vẫn thấy màu áo trắng của người bác sỹ thật tinh khôi, thật tinh khiết và thanh cao. Dù khách quan hay chủ quan thì cống hiến của người thầy thuốc vẫn là quan trọng nhất.

Chẳng có cái nghề nào nhọc nhằn, thiệt thòi hơn nghề Y mà cũng chẳng có ai cống hiến nhiều hơn là người làm nghề Y. Không giống như thời bao cấp nữa, sống, làm việc là một niềm hạnh phúc lớn lao.

Đặc trưng của chế độ đào tạo của nghề này là đầu vào rất khó, điểm thi các trường đại học, cao đẳng như Cao đẳng Dược Hà Nội thường cao hơn mặt bằng chung. Thời gian họ rất dài, rất khó khăn, tự mình cố gắng trau dồi thật nhiều thì mới có đủ sức để cống hiến cho nhân dân.

Tâm sự của cô bác sỹ trong ngày 8/3

Người thầy thuốc không tính toán hơn thiệt

Họ là người phải đối mặt, chứng kiến và tác động vào trực tiếp với những nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần. Ngay cả những trạng thái mẫn cảm nhất của con người cũng không thể thiếu người thầy thuốc. Vậy nên để trụ vững với nghề, để yêu được công việc gian nan ấy, họ phải học cách xử sự tinh tế và biết đồng cảm trong tâm hồn. Người làm nghề Y luôn có “trái tim nóng và cái đầu lạnh”.

Nếu cứ làm thì phải có hưởng thì không thể làm được nghề này. Vì một khi đã yêu thì các bác sỹ, y tá, điều dưỡng…đã tự mình chấp nhận chịu đựng khó khăn một cách vô điều kiện.

Đường nhiên, từ đó mà chẳng ai có thể trở thành một thầy thuốc giỏi, đủ tâm đủ tài đúng nghĩa nếu phản xạ “có điều kiện” với tất cả mọi người.

Lương Y, người thầy thuốc cao quý – Hải Thượng Lãn ông đã từng căn dặn các thế hệ thầy thuốc như thế này: không nên cầu lợi, kể công”, “chớ mưu cầu quà cáp”; ai có bệnh thì đều phải cứu chữa hết mình. Đó mới là tâm tính của người thầy thuốc.

Đằng sau cái tên gọi, cái màu trắng thanh cao của áo blouse là sự cao quý trong tâm hồn người khoác lên nó. Thời nào cũng vậy, nếu chính ta chiến thắng hết những sân si, vị kỷ thì dù ở đâu, làm gì hay thời đại nào, chế độ đãi ngộ ra sao, người ta cũng không bao giờ mưu cầu và đòi hỏi. Vậy nên, tâm của người làm nghề mới là quan trọng.

Đặc biệt với nghề Y thì làm giàu chưa bao giờ là thước đo trình độ của một người thầy thuốc giỏi. Bởi nghề Y vốn sinh ra đâu phải để làm giàu. Họ sinh ra để cống hiến vô điều kiện kia mà.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn