Người cao tuổi mắc bệnh lao phổi cần lưu ý những điều gì trong điều trị?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh lao phổi là một bệnh rất dễ lây lan qua không khí, đặc biệt ở trong phòng kín hoặc nhà ở chật hẹp. Vậy cần lưu ý những gì trong điều trị bệnh?

Bệnh lao dễ dàng lây lan qua những hạt nước bọt nhỏ li ti trong không khí

Bệnh lao dễ dàng lây lan qua những hạt nước bọt nhỏ li ti trong không khí

Đối tượng mắc phải bệnh lao phổi chủ yếu là người cao tuổi

Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho biết: bệnh lao có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng tỉ lệ người cao tuổi mắc lao thường cao hơn do đối tượng này có sức đề kháng kém và thường mắc kết hợp nhiều bệnh mạn tính. Lao phổi ở người cao tuổi thường đi kèm theo những bệnh khác của tuổi già làm cho việc phát hiện và điều trị sớm gặp nhiều khó khăn.

Biểu hiện lao phổi ở người cao tuổi thường âm thầm, các triệu chứng thường gặp của bệnh lao như: ho khạc đờm, sút cân, sốt về chiều, mệt mỏi, thường bị che lấp bởi các tình trạng bệnh lý khác của người già, sốt ít khi cao và người bệnh có thể không nhận ra, cũng có thể gặp tình trạng ra mồ hôi về đêm và ho ra máu thì ít khi gặp.

Người cao tuổi có thể kèm theo các bệnh nội khoa làm cho lao phổi nặng thêm và khó điều trị, đặc biệt là bệnh đái tháo đường. Người bệnh đái tháo đường gây suy giảm miễn dịch tế bào nên dễ mắc bệnh lao và để điều trị lao tốt phải giữ đường huyết ở mức ổn định thường xuyên. Để thực hiện giữ đường huyết ở mức ổn định người bệnh có thể sử dụng những bài thuốc Đông y hay để giữ đường huyết cân đối.

Trong điều trị bệnh lao bệnh nhân cần lưu ý những gì?

Bệnh lao phổi là bệnh lây theo đường hô hấp có tính lây lan cao, vi trùng càng nhiều thì tính lây lan càng cao. Trong vòng 2 tháng đầu điều trị, người bệnh cần chủ động cách ly tránh lây lan cho người thân bằng cách đeo khẩu trang và hạn chế tiếp xúc thân mật, nhất là đối với trẻ em vì chúng có sức đề kháng yếu nên rất dễ bị nhiễm vi trùng lao.

Bên cạnh đó người nhà bệnh nhân mắc bệnh lao cần chú ý khéo léo động viên để những người bệnh không bị mặc cảm, tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm dần sau khi sử dụng khoảng một tháng điều trị. Khi vi trùng lao trong đờm hết thì bệnh nhân có thể dùng thuốc ngoại trú tại nhà, nghỉ ngơi và sinh hoạt lại bình thường và có thể giao tiếp bình thường với mọi người. Nếu bệnh nhân dùng thuốc không đủ liều, hoặc dùng thuốc không đúng cách gian sẽ dẫn đến hiện tượng bị kháng thuốc và khi đó việc điều trị lao sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng là 03 năm

Nhà trường tuyển sinh Cao đẳng Điều dưỡng là 03 năm

Cách chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh bị lao phổi

Cần chú ý chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân để thúc đẩy quá trình hồi phục, nâng cao tổng trạng cho người bệnh. Bệnh nhân lao thường ăn ít, ăn không ngon nên cần nấu ăn hợp khẩu vị; động viên người bệnh ăn nhiều.

Cần có chế độ ăn uống riêng cho người bệnh lao phổi.

  • Năng lượng: Nhu cầu năng lượng của bệnh nhân lao tăng lên do mắc bệnh. Thường năng lượng từ khẩu phần ăn tăng từ 20-30% để duy trì trọng lượng cơ thể.
  • Protein: Protein rất quan trọng để ngăn ngừa sự lãng phí năng lượng dự trữ trong cơ thể
  • Các vi chất dinh dưỡng: Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, vượt 50 – 150% lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày của người bình thường
  • Cho người bệnh ăn những thực phẩm giàu đạm, calo, rau quả; tăng cường các loại thức uống, nước ép.

Trong khi điều trị bằng thuốc, người bệnh lao phổi hay bị phản ứng phụ là chán ăn. Vì vậy nhiều bữa ăn nhỏ đa dạng các món là cần thiết, ưu tiên những món bệnh nhân thích.

Địa chỉ nhận hồ sơ đăng ký học: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội, Số 101 Tô Vĩnh Diện – Khương Trung – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại tư vấn tuyển sinh: 024.66.895.895 – 0926.895.895