Lựa chọn thi cả 2 tổ hợp trong kỳ thi THPT Quốc gia teen 2k sẽ phải học thế nào?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tới đây, teen 2k có thể lựa chọn thi cả 2 tổ hợp KHTN và KHXH, vậy muốn làm tốt cả 2 tổ hợp thi này thì cần phải ôn tập và học như thế nào?

Lựa chọn thi cả 2 tổ hợp trong kỳ thi THPT Quốc gia teen 2k sẽ phải học thế nào?

Lựa chọn thi cả 2 tổ hợp trong kỳ thi THPT Quốc gia teen 2k sẽ phải học thế nào?

Ngay sau khi Bộ GD&ĐT chốt phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 theo cập nhật tại thì về cơ bản năm 2018 phương án thi vẫn được giữ ổn định như năm 2017. Thí sinh vẫn sẽ thực hiện 5 bài thi trong đó có 3 bài thi bắt buộc là Ngoại ngữ, Toán học, Ngữ văn và 2 bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên hoặc Khoa học xã hội (thí sinh sẽ chọn 1 trong 2 bài để thi). Riêng môn ngữ văn là được thi theo hình thức tự luận còn các bài thi khác thí sinh sẽ làm việc theo hình thức trắc nghiệm. Đặc biệt trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 nội dung thi sẽ bao gồm cả kiến thức của chương trình lớp 11 và lớp 12. Các thí sinh 2k đã phải chuẩn bị tinh thần cũng như cách ôn tập kiến thức tốt nhất, đồng thời tiếp thu thêm những kiến thức mới trong hệ thống chương trình lớp 12, vậy phải ôn tập như thế nào cho hiệu quả?

Môn xã hội bám chắc kiến thức trong sách giáo khoa

Đừng lầm tưởng rằng có mỗi môn tự nhiên mới bám theo chương trình sách giáo khoa, thực tế kiến thức ở trong sách giáo khoa đã gần như đầy đủ, các thí sinh chỉ cần ôn luyện chọn kiến thức có trong sách. Do đó, nếu bạn không phải là một người học đặc biệt xuất sắc các môn xã hội, thì đừng vội “nhảy cóc” với sách tham khảo vì như thế sẽ phải ôm đồm một lượng kiến thức rất lớn và dễ làm bạn nản chí nếu quá sức.

Điều quan trọng nhất dành cho teen 2k đó chính là các kiến thức trong sách cần phải ghi nhớ thật chắc các ý chính, bạn cũng không thể nào học được cả quyển sách dày đặc, cũng đừng tham học những sách tham khảo, hãy luyện cho mình cách học tốt nhất, dễ vào nhất.

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức

Sử dụng sơ đồ tư duy để hệ thống hóa kiến thức

Sử dụng và biết cách vẽ sơ đồ tư duy

Teen 2k nhà mình nên nhớ rằng, bất cứ một môn học nào cũng có thể sử dụng sơ đồ tư duy để có thể hệ thống hóa kiến thức một cách chất lượng. ó một hệ thống sơ đồ tư duy tốt giúp bạn mường tượng được tất cả kiến thức phải học và biết cách móc nối đến những kiến thức liên quan. Vẽ được sơ đồ tư duy của môn học, tức là bạn đã thành công 50% trong việc học, nhớ toàn bộ kiến thức của môn đó.

Theo như giảng viên Đặng Nam Anh đang giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc hệ thống hóa kiến thức bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp teen 2k rèn được tính sáng tạo, tiếp thu nhanh chóng kiến thức, cũng như sự kiên trì trong học tập trước kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 sắp tới.

Ôn luyện kiến thức theo bộ từ khóa (key word)

Việc áp dụng ôn tập kiến thức theo bộ từ khóa sẽ khiến thí sinh nhớ lâu hơn, có thể áp dụng bộ từ khóa này với rất nhiều bộ môn như Tiếng Anh, Hóa học, Ngữ Văn. Chẳng hạn bộ từ khóa môn Văn của bạn có các cụm từ khóa như “Người lái đò sông Đà” chúng ta triển khai các key từ khóa chính như: “hình tượng sông Đà”; “hình tượng người lái đò sông Đà”… Từ khóa là những từ, cụm từ hay những con số đơn giản, đặc biệt, khác lạ để dễ nhớ và phân biệt. Với mỗi một chuyên đề, một tác phẩm hay vùng miền địa lý hoặc sự kiện lịch sử, hãy tìm ra những từ khóa riêng biệt bao quát toàn bộ nội dung của chúng để chỉ cần nhìn thấy những từ này là bạn đã có thể hình dung ra được tổng thể nhất, đầy đủ và bản chất nhất sự việc là gì?

Xây dựng mô hình học riêng cho bản thân

Xây dựng mô hình học riêng cho bản thân

Học, ghi chép lại kiến thức, xây dựng mô hình học riêng cho bản thân

Bạn đừng quên thói quen ghi chép lại các kiến thức chính cho bản thân mình, đây là các bước học giúp bản thân bạn nhớ thật lâu đặc biệt là khi kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 bao gồm cả kiến thức lớp 11 và 12, chính vì thế các thí sinh phải tập một thói quen ghi chép lại kiến thức, những ý chính, sau đó là xây dựng cho bản thân mình một mô hình học riêng, khoa học.

Bước 1: Trang bị các kiến thức cơ bản

Kiến thức cơ bản chính là những nội dung có trong chương trình sách giáo khoa. Nhiều bạn teen thường bỏ qua phần này mà chỉ tập trung vào phần bài tập. Trong khi đề thi có tới rất nhiều câu hỏi lý thuyết để học sinh ăn điểm.

Bước 2: Tổng ôn.

Sau khi có kiến thức cơ bản rồi thì việc hệ thống lại và nâng cao kiến thức là một việc cần thiết. Hãy tóm lược các kiến thức chính và ôn tập theo hệ thống nếu không bạn sẽ lạc giữa “biển kiến thức” mênh mông không lối thoát.

Bước 3: Luyện đề

Đây chính là giai đoạn để các bạn tối đa hóa điểm số dựa trên năng lực bằng cách:

– Làm quen với cấu trúc đề thi.

– Nhận diện và thành thạo phương pháp làm hiệu quả của các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi.

– Phát hiện lỗi sai và lỗ hổng kiến thức để kịp thời “bồi đắp”.

– Rèn kĩ năng làm đề thi: Phân bổ thời gian, tìm hướng giải, đoán đáp án….

Trên đây là tổng hợp các cách mà ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Y Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tổng hợp được cho các thí sinh, teen 2k nếu như muốn hoàn thành tốt các kỹ năng, kiến thức cho bản thân thì còn trần trừ gì mà không học tập theo những phương pháp như trên.

Chúc các bạn thành công!

Nguồn: Caodangykhoa.vn