Khi tai biến y khoa xảy ra, ai sẽ bị phán xử đầu tiên?


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trung bình bác sĩ đưa ra 100 Y lệnh/ngày, làm việc 240 ngày/năm với khoảng 24.000 Y lệnh quan trọng nên khi có tai biến, họ sẽ là người bị đưa ra phán xử đầu tiên?

Khi tai biến y khoa xảy ra, ai sẽ bị phán xử đầu tiên?

Khi tai biến y khoa xảy ra, ai sẽ bị phán xử đầu tiên?

Nhiệm vụ của bác sĩ là đưa ra các Y lệnh, quyết định liên quan đến việc điều trị cho bệnh nhân của mình từ đơn giản đến phức tạp. Nhưng không ai đoán được rằng y lệnh nào của mình sẽ khiến bản thân mất kế sinh nhân, đánh đổi công danh sự nghiệp hay thậm chí là đẩy bản thân vào trại giam như trường hợp Bác sĩ Lương trong vụ thảm họa y khoa ở Hòa Bình vừa qua.

Vụ tai thảm họa y khoa Hòa Bình, lỗi thuộc về ai?

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình là nơi ghi nhận vụ thảm họa y khoa lớn nhất, gây hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử ngành Y Việt Nam. Tại khoa chạy thận nhân tạo khi đang chạy thận cho 18 bệnh nhân quen thuộc trong tình trạng sức khỏe bình thường thì xảy ra sốc phản vệ, 10 bệnh nhân trong số đó đã mãi mãi ra đi, để lại câu hỏi và khoảng trống rất lớn cho dư luận rằng “Ai là thủ phạm gây ra sự cố y khoa hi hữu nhưng để lại hậu quả nặng nề này”. Và việc mà người ta cần làm lúc này chính là tìm ra thủ phạm ấy.

Cũng là một người khá quan tâm đến vụ việc, giảng viên lớp Cao đẳng Y Khoa – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bác sĩ Dương Trường Giang bày tỏ quan điểm của mình như sau: “Một bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm nhưng kiêm nghiệm nhiều chuyên môn, thực hiện hàng trăm y lệnh hằng ngày với bệnh nhân của mình thì việc để xảy ra sai sót là chuyện khó tránh. Thiết nghĩ nếu chỉ để lấy ra một người chịu trách nhiệm cho sự việc sốc phản vệ ở bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình mà đẩy bác sĩ Hoàng Công Lương vào trại giam liệu có đáng không?”.

Thầy thuốc không đáng bị đổ lỗi khi mắc sai sót khi hành nghề

Thầy thuốc không đáng bị đổ lỗi khi mắc sai sót khi hành nghề 

Đồng quan điểm đó, nhiều người cũng cho rằng bản thân bác sĩ Lương không thể biến cả hệ thống chạy thận nhân tạo trở nên tốt hơn nếu hệ thống quản lý chất lượng và an toàn người bệnh ở nước ta đang bị lỏng lẻo như hiện nay. Và sự cố vừa rồi chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho thực trạng đáng lo ngại này. Ngày 28/5, bác sĩ Lương người đã đặt bút ký vào quyết định cho sửa chữa hệ thống máy lọc nước chạy thận RO và cũng là người đưa ra y lệnh cho chạy thận ở 18 bệnh nhân khi chưa nghiệm thu và bàn giao hệ thống sau khi sửa chữa. Đó là y lệnh sai lầm, cực kỳ nguy hiểm và mang tính vội vàng. Tuy nhiên, sai sót đó là cả hệ thống chứ không chỉ bác sĩ Lương, nếu pháp luật lấy trường hợp của anh ra để răn đe, để trấn an dư luận thì sai sót tương tự liệu có tránh được mãi. Đây cũng là quan điểm của giảng viên Nguyễn Thanh Hậu hiện đang dạy các lớp Cao đẳng Điều Dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khi hay tin bác sĩ Hoàng Công Lương bước 1 bước vào trại giam.

Làm sao để sự cố y khoa không còn là nỗi sợ hãi với thầy thuốc Việt Nam?

Đây là câu hỏi mà không chỉ những người làm nghề Y, những ai đã từng mắc sai sót trong nghề y mà bất kỳ ai đang chuẩn bị dấn thân vào nghề như các sinh viên Y dược cũng quan tâm. Ở đâu trên quả địa cầu này, tai biến y khoa đều có thể xảy ra, kể cả ở những nước phát triển nhất về y học như Mỹ, Đức, Singapore…nhưng ở đó khi có tai biến y khoa thì bác sĩ đứng ra chịu trách nhiệm, rút kinh nghiệm và có cơ hội để sửa chữa. Còn ở Việt Nam thì sao?

Đừng để tai biến y khoa là nỗi sợ của người thầy thuốc

Đừng để tai biến y khoa là nỗi sợ của người thầy thuốc

Khi sự cố sốc phản vệ ở Hòa Bình xảy ra, người ta đổ hết trách nhiệm lên đội ngũ y bác sĩ, những người đã từng xem nạn nhân là người thân của mình. Đã có người rơi nước mắt, có người bị ám ảnh suốt nhiều tuần trời, và có người tự mình đẩy mình vào 4 bức tường giam, tương lai sẽ ra sao như bác sĩ Hoàng Công Lương. Cũng là một thầy thuốc, làm việc lâu năm trong bệnh viện lớn, chứng kiến biết bao tai biến y khoa lớn nhỏ, bác sĩ và cũng là giảng viên đang dạy các lớp Văn bằng 2 Cao đẳng Điều Dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng các bác sĩ Việt Nam đều có thể “giết người” một cách vô ý nhưng họ không bị vào tù, truy cố trách nhiệm hình sự. Đến khi có thảm họa, nhiều người chết, xã hội mới tìm một người đứng ra chịu trách nhiệm, trong trường hợp ở Hòa Bình là bác sĩ Hoàng Công Lương.

Làm sao có thể tránh được sai sót khi mỗi ngày 1 bác sĩ đưa ra 100 y lệnh lớn nhỏ, một năm làm việc khoảng 240 ngày tức đưa ra 24.000 quyết định tới tính mạng bệnh nhân thì làm sao không có sai sót. Chỉ có cán bộ y tế không làm việc chuyên môn liên quan mới tránh được sự cố. Nếu bác sĩ Lương biết bệnh nhân sẽ chết mà cố tình cho chạy thận thì mới là kẻ bị phán xử nhưng nếu đó là vô tình thì bác sĩ là người có tội hay không có tội. Thế nhưng, anh đã bị bắt giam đúng theo tội danh, tương lai khép lại, liệu khi ra tù anh có đủ vững tâm chống chọi với người đời và sự khác biệt trong nhận thức về nghề Y tại Việt Nam.

Trang Minh – Caodangykhoa.vn