Điều trị suy giãn tĩnh mạch ngay tại nhà bằng phương pháp đơn giản


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tĩnh mạch là một bộ phận của hệ tuần hoàn. Vì vậy, khi bị suy giãn tĩnh mạch gây nên những cơn đau khó chịu và tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch, kéo giãn thành tĩnh mạch

Điều trị suy giãn tĩnh mạch ngay tại nhà bằng phương pháp đơn giản

Điều trị suy giãn tĩnh mạch ngay tại nhà bằng phương pháp đơn giản

TÌNH TRẠNG SUY GIÃN TĨNH MẠCH LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Khi các van trong lòng tĩnh mạch bị hở, máu trong tĩnh mạch chảy ngược lại theo chiều thông thường, dẫn đến tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và kéo giãn thành tĩnh mạch.

Suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở bất kỳ phần tĩnh mạch nào trên cơ thể, nhưng trong thực tế, phần lớn các trường hợp mắc phải xảy ra ở chân do hệ thống tĩnh mạch ở đây dài hơn, phức tạp hơn, nhất là phải chịu ảnh hưởng của trọng lực khi con người đứng nhiều.

Bệnh suy giãn tĩnh được thể hiện bằng những đám tĩnh mạch nổi lên ngoằn ngoèo, tạo thành từng búi nằm ngay dưới da chi dưới như khoeo, bắp chân, cẳng chân, đùi, cổ chân.

Trên thế giới, bệnh suy giãn tĩnh mạch chiếm khoảng 30-40% dân số tuổi trưởng thành, trong đó 70% là nữ. Vì công việc đặc thù của phụ nữ là đứng nhiều như các việc nội trợ, đứng máy trong công xưởng, đứng bán hàng trong siêu thị, mang thai, sinh nở… sẽ khiến tĩnh mạch chân bị giãn ra.

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đào tạo Cao đẳng Vật lý trị liệu

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP GIẢM KIỂM SOÁT SUY GIAN TĨNH MẠCH

Dưới đây là một số biện pháp từ Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ giúp bạn kiểm soát những triệu chứng của tình trạng suy giãn tĩnh mạch như sau:

Sử dụng tất y khoa (compression stocking)

Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường xuất hiện ở chân, cánh tay hoặc nhũ hoa. Tình trạng này gây đau, sưng và ngứa rát ở những khu vực bị ảnh hưởng.

Những loại tất y khoa được thiết kế đặc biệt sẽ giúp duy trì quá trình lưu thông máu, giảm đau và tiêu sưng. Chúng thường được mặc trong ngày và cởi ra vào ban đêm.

Điều trị suy giảm tĩnh mạch bằng chườm nước ấm

Chườm nước ấm là cách hiệu quả giúp giảm đau do suy giãn tĩnh mạch gây nên. Được biết, các triệu chứng đã giảm đáng kể khi bệnh nhân mắc suy giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp tĩnh mạch chất lỏng (intravenous fluid therapy) chườm nước ấm thường xuyên.

Các nhà nghiên cứu cũng cho biết, đây là biện pháp vừa rẻ tiền vừa hiệu quả để trị suy giãn tĩnh mạch.

Để bắt đầu, bạn cần ngâm khăn mặt với nước ấm rồi vắt kiệt chúng. Chườm lên khu vực bị đau 10-20 phút trước khi bỏ ra và thực hiện 3-4 lần mỗi ngày. Bạn có thể bọc khăn tắm với bao nhựa để giữ nhiệt lâu hơn.

Điều chỉnh tư thế sao cho hợp lý

Nếu mắc phải tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bạn cần chú ý tới tư thế ngồi và đi lại. Mọi người cần hạn chế đứng lâu và giữ chân cao khi ngồi cũng là biện pháp hiệu quả để ngăn ngừa hiện tượng này.

Bất kì tác động mạnh nào tới khu vực này cũng có thể gia tăng cơn đau và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Sử dụng nha đam để điều trị giãn tĩnh mạch

Nha đam thường được sử dụng để kiểm soát những triệu chứng như sưng đỏ, giảm đau ở những người bị giãn tĩnh mạch do áp dụng liệu pháp điều trị tĩnh mạch. Hợp chất glucomannan, axit gibberellic, axit salicylic trong loại cây này có tác dụng chống viêm mạnh mẽ.

Mọi người, chỉ cần lấy chất keo trong lá nha đam rồi bôi lên khu vực bị viêm trong 20 phút trước khi bỏ ra. Đồng thời, thực hiện điều này hai lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.

Tỏi và hành điều trị giãn tĩnh mạch

Tỏi và hành sở hữu nhiều hợp chất lưu huỳnh có khả năng pha loãng máu như polysulfid parafin, adenosine và allicin. Các hợp chất này sẽ ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu, từ đó giảm khả năng hình thành những cục máu đông.

Do tác dụng đặc biệt của hai loại thực phẩm này, mọi người nên bổ sung chúng thường xuyên vào chế dinh dưỡng hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng viêm tĩnh mạch.

Tuy nhiên, tỏi và hành không có khả năng thay thế thuốc được các bác sĩ kê đơn. Cho nên, mọi người không nên lạm dụng hai loại thực phẩm này.

Bổ sung nước dứa giúp làm loãng máu

Dứa chứa một nhóm các enzym mang tên bromelain, thành phần này rất giúp ích trong việc điều trị suy giãn tĩnh mạch. Bromelain có khả năng giảm sưng và hạn chế viêm nhiễm.

Ngoài ra, chúng cũng làm loãng máu, từ đó ngăn ngừa quá trình tích tụ tiểu cầu trong máu. Hơn nữa, uống nước dứa không chỉ chống viêm nhiễm mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Gừng là loại thảo mộc chống phù nề, giảm đau

Gừng là một loại thảo mộc rất tốt cho sức khỏe, gừng vàng có chứa tinh dầu, chất béo, các vitamin B1, B2, B6, C và nhiều chất khoáng như kali, canxi, sắt, kẽm… Bạn cắt gừng tươi thành từng miếng bỏ vào ly nước sôi ngâm 10 phút, thêm 2 – 3 giọt mật ong nguyên chất, khuấy đều rồi uống 2 lần/ngày.

Gừng sẽ giúp chống phù nề, giảm đau các tĩnh mạch bị giãn, bổ sung các vitamin cần thiết cho quá trình trao đổi chất, giúp bệnh lý thuyên giảm sau 1 tháng uống nước gừng đều đặn

Qua bài viết trên chuyên gia sức khỏe khuyên mọi người cần ăn nhiều thực phẩm có chứa vitamin C và chất chống oxy hóa để giữ cho tĩnh mạch luôn khỏe mạnh. Đặc biệt, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng những biện pháp trên.