Cách sử dụng thuốc tẩy giun hiệu quả đối với trẻ nhỏ và người lớn


Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 4,00 trong tổng số 5)
Loading...

Việc tẩy giun định kỳ là điều vô cùng cần thiết đối với cả người lớn và trẻ nhỏ, những thuốc tẩy giun cũng có thể gây nhiều tác dụng phụ đối với sức khỏe.

Có rất nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau trên thị trườngCó rất nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau trên thị trường

Bác sĩ Chu Hòa Sơn hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay, bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ mắc giun sán, thông thường giun sán thường ký sinh ở đường ruột nhưng không ít trường hợp giun sán có thể ký sinh ở những bộ phận khác trong cơ thể như phổi, gan, não, cơ…và gây ra những bệnh rất nghiêm trọng.

Biện pháp tốt nhất để hạn chế việc mắc những căn bệnh nguy hiểm này chính là tẩy giun. Vậy tẩy giun như thế nào để an toàn và mang lại hiệu quả cao?

Khi nào bạn cần tẩy giun

Trẻ em là đối tượng rất dễ nhiễm giun sán, chủ yếu là giun đũa, người lớn nhiễm giun đũa thường là do ăn rau sống có lẫn trứng giun, thức ăn bị phơi nhiễm do bụi và ruồi, nhặng, gián…Để nhận biết trẻ có mắc giun hay không, các bậc phụ huynh có thể dựa vào những biểu hiện xuất hiện ở đường tiêu hóa như sau:

  • Trẻ có biểu hiện đau bụng, có khi nhầm lẫn với đau dạ dày; táo bón hoặc tiêu chảy; phân có thể có nhớt hay máu; đầy bụng khó tiêu; buồn nôn, nôn; chán ăn; tắc ruột ở trẻ nhỏ do lòng ruột chứa quá nhiều giun, đau thượng vị; đau quanh rốn; đau bụng dưới; dị ứng thức ăn; da xanh xao mệt mỏi; bứt rứt, kém tập trung, ngủ không ngon;
  • Một số trường hợp nguy hiểm khi giun sán ký sinh lạc chỗ lên phổi, khiến trẻ khò khè khó thở dễ chẩn đoán nhầm sang viêm phổi, hen suyễn, u não, liệt động kinh, mắt sưng, giảm thị lực…
  • Ngoài ra, trẻ cũng có biểu hiện bụng trẻ đau và to căng cứng bất thường và bé thường xuyên bị ngứa hậu môn vào ban đêm (do giun kim chui ra ngoài hậu môn đẻ trứng).

Khi thấy những dấu hiệu này các bậc phụ huynh cần cho trẻ đến khám tại các cơ sở chuyên khoa cũng như sử dụng thuốc tẩy giun theo chỉ định của các Bác sĩ.

Trẻ em nhiễm giun thường quấy khóc, mệt mỏi

Trẻ em nhiễm giun thường quấy khóc, mệt mỏi

Vai trò cũng như những điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc tẩy giun

Dược sĩ Đặng Thị Dương giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, việc sử dụng thuốc tẩy giun là điều vô cùng quan trọng và cần thiết để loại ỏ giun sán ký sinh trong lòng ruột. Thuốc trị giun đường ruột là thuốc có tác dụng tẩy sạch hoặc làm giảm đáng kể số lượng giun ra khỏi ruột.

Thông thường, cả người lớn và trẻ em 2 tuổi trở lên mỗi năm nên tẩy giun 2 lần (trừ trường hợp có chỉ định khác của bác sĩ). Đặc biệt, đối với trẻ dưới 2 tuổi nếu phát hiện hoặc nghi ngờ nhiễm giun thì nên đưa trẻ đi khám và làm xét nghiệm tầm soát không nên tự ý sử dụng bất cứ một loại thuốc tẩy giun cho trẻ nhỏ. Khi đã có bằng chứng chính xác của nhiễm giun thì trẻ sẽ được điều trị theo sự hướng dẫn của Bác sĩ. Khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

Dược sĩ Đặng Nam Anh giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược tại Hà Nội chia sẻ, hiện nay có rất nhiều các loại thuốc tẩy giun khác nhau nhưng phổ biến nhất là Albendazole là một dẫn chất benzimidazol carbamat, có phổ hoạt tính rộng trên các loại giun đường ruột như giun đũa, giun kim, giun lươn, giun móc, giun mỏ, giun tóc, giun xoắn và thể ấu trùng ở cơ và da, các loại sán dây và ấu trùng sán ở mô. Albendazole tẩy giun bằng cách ức chế hấp thu glucose, albendazole làm giun mất năng lượng, không đủ để sống, gây bất động rồi chết, xác giun bị nhu động ruột đẩy ra ngoài. Thuốc có tác dụng diệt được cả trứng, ấu trùng giun.

Không được tự ý sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Không được tự ý sử dụng thuốc tẩy giun cho trẻ

Đối với những đối tượng sau nên hạn chế và cân nhắc thật kỹ trước khi tẩy giun, bao gồm: Phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi; bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với các hoạt chất benzinidazole hoặc một trong các thành phần khác của thuốc; bệnh nhân bị suy gan; nhiễm độc tủy xương thì không được dùng thuốc này. Sau khi uống thuốc ít nhất một tháng cũng không nên có thai bởi thuốc có thể gây nguy hại cho thai nhi.

Bệnh nhân có thể gặp là rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nhức đầu chóng mặt, nổi mẩn… Khi gặp một trong các triệu chứng này sau khi uống thuốc, cần liên hệ ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.

Thanh Mai – Cao đẳng Y tế Hà Nội tổng hợp